Bên cạnh dòng sản phẩm nhựa lấy sáng thông minh Polycarbonate, hiện là chất liệu lợp mái đang được người tiêu dùng ưu ái nhất trên thị trường, thì vẫn còn một dòng tấm nhựa lấy sáng khác – Composite.
Vậy tấm nhựa lấy sáng Composite là gì? Nó có những ưu – nhược điểm gì so với tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate? Và liệu có thể tin dùng tấm nhựa lấy sáng Composite như tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate hay không?
Trong bài viết này, Hiệp Thành sẽ giải đáp những câu hỏi này!
Tấm nhựa lấy sáng Composite là gì?
Tấm nhựa lấy sáng Composite được sản xuất bằng cách kết hợp thành phần chính là nhựa Composite với một số thành phần phụ chất khác trong đó có sợi thủy tinh. Sản phẩm tấm nhựa Composite được sản xuất dựa trên công nghệ Diaphragm đàn hồi kết hợp voi81 dạng khuân và tạo áp lực trực tiếp. Nhờ công nghệ này mà tấm nhựa lấy sáng phẳng Composite vừa có khả năng dẫn truyền ánh sáng vừa có tính dẻo rất cao.
Ngoài tên gọi tấm nhựa lấy sáng Composite, loại vật liệu này còn có một tên gọi khác là Nhựa gia cường sợi thủy tinh FRP.
Nhựa Composite thường được ứng dụng phổ biến trong việc lợp mái nhà dạng sóng - hay còn gọi là tôn nhựa lấy sáng Compostie – với nhiều dòng sản phẩm đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, để tăng thêm độ ứng dụng của vật liệu này, chúng được ép phẳng nên nhìn tương đối giống với tấm nhựa lấy sáng Polycarbonate về vẻ bề ngoài cũng như màu sắc.
Vật liệu nhựa Composite thường được sử dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm như ống dẫn xăng dầu, ống thoát nước hay lốp xe hơi. Bên cạnh đó, vì có đặc tính trong suốt nên tấm nhựa Composite còn được sử dụng như vật liệu lấy ánh sáng.
Những điểm mạnh và điểm yếu của tấm nhựa lấy sáng phẳng Composite
Như đã nói ở trên, tấm nhựa lấy sáng phẳng được làm từ nhựa Composite (sự kết hợp của polyester và các sợi amiang), chính vì thế nó mang những đặc tính ưu trội của loại nhựa này. Cụ thể:
Điểm mạnh
Các tấm nhựa lấy sáng phẳng có độ bền, tính an toàn cao, trên 20 năm. Nhờ có tính dẻo dai, cùng với đó là khả năng chống chịu tải lực, lực va đập tốt nên đảm bảo sự an toàn của con người cũng như các đồ vật phía dưới trước sự tác động của thời tiết, ngoại cảnh. Cũng giống như nhựa lấy sáng polycarbonate thì nhựa lấy sáng phẳng composite cũng chống thấm nước, cách điện tốt.
Ưu điểm vượt trội so với các loại nhựa lấy sáng Polycarbonate, đó là không bị ăn mòn bởi acid. Nên có thể sử dụng làm mái che, tường chắn cho những nơi như nhà máy hay vùng ven biển,…
Chúng có bề mặt nhẵn bóng nên có khả năng chống bám bụi bẩn, dễ làm sạch, vệ sinh trong quá trình sử dụng.
Được làm từ nhựa tổng hợp nên tấm nhựa lấy sáng phẳng có tính dẻo, dễ dàng uốn cong, tạo hình. Bạn có thể dễ dàng sử dụng nó thay thế cho kính hay nhựa Poly cho các mái vòm hay mái lượn sóng. Không những thế, chúng có khả năng hoạt động bình thường trong thời tiết khắc nhiệt (biên độ chênh lệch nhiệt cao giữa các khoảng thời gian, hay nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá).
Tấm nhựa lấy sáng phẳng composite có nhiều màu sắc đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, loại cho ánh sáng truyền qua tốt nhất đó là loại trong suốt (nhìn khó phân biệt được với các tấm nhựa Polycarbonate trong). Chúng cũng có khả năng chống tia cực tím.
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công, vận chuyển.
Thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất, công nghiệp hơn là trong xây dựng các công trình nhà ở. Như dùng để làm nhà kính trồng rau, mái lợp sáng trong nhà xưởng, phơi gạch trong các nhà máy gạch,…
Nhược điểm
Tấm nhựa lấy sáng phẳng composite tuy có khả năng lấy sáng nhưng độ trong suốt và khả năng truyền sáng vẫn kém xa so với kính, chỉ bằng từ 80 – 90% so với nhựa Polycarbonate.
Cũng giống như các sản phẩm khác làm từ composite, tấm nhựa lấy sáng phẳng khi không sử dụng nữa hay trở thành phế phẩm thì khó có thể tái chế, đòi hỏi công nghệ xử lý phức tạp.
Chi phí sản xuất cao, để ra thành phẩm chất lượng thì dây truyền sản xuất và công nghệ phải cao, hiện đại.
Liệu có nên sử dụng tấm nhựa lấy sáng Composite dụng để thay thế cho nhựa lấy sáng Polycarbonate hay kính hay không?
Nếu quan sát, tìm hiểu bạn sẽ thấy các tấm nhựa lấy sáng composite mới thường được sử dụng phổ biến trong sản xuất, công nghiệp chứ ít phổ biến sử dụng cho các công trình sinh hoạt. Chính vì vậy mức độ phổ biến và được biết đến bị hạn chế so với tấm lấy sáng Polycarbonate.
Ngoài ra, so với nhựa Polycarbonate thì độ trong suốt, tính thẩm mĩ kém hơn nhiều. Thông thường, chỉ có loại màu trong suốt thì khả năng truyền sáng mới được coi là tốt, còn các màu khác thường khiến cho tấm nhựa bị đục mờ nên chất lượng ánh sáng kém, hiệu quả thấp. Không những thế, độ dày của tấm nhựa thường mỏng hơn so với tấm lấy sáng Poly nên xét về cảm quan khiến cho người sử dụng ít tin tưởng hiệu quả cũng như công năng của chúng khi cân nhắc sử dụng với nhựa Polycarbonate.
Khách hàng có thể các sản phẩm khác của Hiệp Thành TẠI ĐÂY
CÔNG TY TNHH XD - TM - PT HIỆP THÀNH
Địa chỉ: Số 15 Trường Chinh - P.Tân Thới Nhất - Q.12 - TP.HCM (Chân cầu Tham Lương 2)
Tel: (+8428) 66 822488
Hotline + Zalo: 0967 688 789 - 0909 867 888
Email: hiepthanh.net@gmail.com
FB: Fanpage Vật Liệu Nhà Xanh
Website: www.hiepthanhvn.com.vn
YouTube: Vật Liệu Nhà Xanh Chanel
MSDN: 0314351457
- Những ưu và nhược điểm của mái hiên nhựa thông minh làm từ tấm lợp nhựa polycarbonate (23.11.2019)
- Những ưu điểm của tấm lợp PVC nhập khẩu từ Đức (23.11.2019)
- Ứng dụng của nhựa PVC trong ngành xây dựng - Mái vòm (23.11.2019)
- CHẤT LIỆU LỢP MÁI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG BẬC NHẤT TẠI VIỆT NAM (22.11.2019)
- MÁI LỢP POLY RỖNG RUỘT VÀ ĐẶC RUỘT LÀ GÌ? (22.11.2019)
- 3 cách lấy ánh sáng từ sản phẩm Poly cho nhà ống (22.11.2019)
- Nên chọn tấm lợp mica hay tấm lợp Poly (22.11.2019)
- Những tính năng ưu việt của tấm lợp mái hiên lấy sáng (22.11.2019)
- Xu hướng của vật liệu làm mái nhà nhẹ và tính thẩm mỹ cao (22.11.2019)
- Mái hiên che nắng từ truyền thống đến hiện đại (22.11.2019)